TP.HCM đề xuất nghị quyết đặc thù cho chủ đầu tư nhà ở xã hội
Dự án nhà ở xã hội có từ hai nhà đầu tư trở lên quan tâm phải thực hiện đấu thầu quyền sử đụng đất. Trong ảnh: Khu nhà ở xã hội Tân Mỹ (quận 7, TP.HCM) - Ảnh: TỰ TRUNG
Nghị quyết được đề xuất nhằm tháo gỡ các vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng vốn đầu tư công. Việc ban hành nghị quyết xuất phát từ các quy định mới trong Luật Nhà ở 2023 và nhu cầu cấp bách về nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM.
Hỗ trợ mạnh mẽ từ ngân sách và chính sách miễn, giảm phíTờ trình đề xuất dự thảo nghị quyết quy định TP.HCM sẽ hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án, nhằm đảm bảo sự kết nối đồng bộ với hạ tầng khu vực.
Chủ đầu tư được miễn các loại phí, 98win Vin lệ phí liên quan, d oán xs thn tài min trung bao gồm phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài xu 678 lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
Gặp lãnh đạo TP.HCM, người lao động than thở 'không biết tìm nhà ở xã hội ở đâu'ĐỌC NGAYDự thảo nghị quyết cũng quy định rõ các nguyên tắc và phương thức hỗ trợ nhằm đảm bảo tính minh bạch, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại TP.HCM.
Theo Sở Xây dựng, việc thông qua nghị quyết không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho chủ đầu tư mà còn góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã được UBND TP phê duyệt trong chương trình, kế hoạch nhà ở cấp tỉnh.
Đây còn là giải pháp quan trọng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nhà ở xã hội, giảm gánh nặng tài chính, đẩy nhanh tiến độ dự án, từ đó cải thiện điều kiện sống cho các đối tượng thu nhập thấp.
Thúc đẩy triển khai qua kỳ họp chuyên đềSở Xây dựng kiến nghị UBND TP trình thường trực HĐND TP thống nhất chủ trương xây dựng nghị quyết theo trình tự rút gọn. Dự kiến, nội dung này sẽ được xem xét tại kỳ họp chuyên đề sau kỳ họp của HĐND TP khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.
TP.HCM hiện là địa phương có nhu cầu nhà ở xã hội cao của cả nước, với số lượng lớn lao động nhập cư và người thu nhập thấp. Việc ban hành cơ chế hỗ trợ đặc thù sẽ góp phần đáng kể vào việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2024-2030, đảm bảo sự phát triển bền vững về an sinh xã hội.
Chính sách này không chỉ giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mà còn giải quyết hiệu quả bài toán nhà ở cho người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế trong xã hội.