Thủ phủ đào phai hối hả vào mùa tuốt lá
Sáng 20-12, phóng viên Tuổi Trẻ Online có mặt tại thôn Kim Sơn (xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), ghi nhận các hộ dân trồng đào tại đây đang tấp nập tuốt lá đào để chuẩn bị cung ứng ra thị trường Tết trong và ngoại tỉnh - Ảnh: LÊ MINH
Thôn Kim Ngọc là một trong những địa điểm có số hộ dân trồng đào phai lớn nhất ở xã Lưu Vĩnh Sơn. Hàng năm cứ đến độ 15-11 (âm lịch) người dân bắt đầu bước vào mùa tuốt lá đào - Ảnh: LÊ MINH
Anh Dương Quang Học (43 tuổi, ngụ xã Lưu Vĩnh Sơn), cho biết gia đình anh có 1ha đất đồi trồng cây đào phai 5 cánh đã được 4 năm nay. Số lượng đào trong vườn thời điểm hiện tại khoảng 1.000 cây, năm nay dự kiến sẽ xuất bán khoảng 300 cây, nên gia đình anh huy động 5 người để tuốt lá - Ảnh: LÊ MINH
Theo anh Học, vì diện tích trồng đào khá lớn nên gia đình anh tự ươm giống, chăm sóc cây đào từ nhỏ cho đến lúc xuất bán để tiết kiệm chi phí. Vườn đào phai của gia đình anh trồng và bán kiểu cuốn chiếu, nên sau mỗi vụ Tết cây đào được đưa đi bán sẽ trồng bổ sung cây mới vào để tiếp tục chăm sóc - Ảnh: LÊ MINH
Nghề trồng đào phai phụ thuộc khá lớn vào thời tiết, cp l gan min bc nên người trồng đào luôn phải canh thời gian phù hợp để tuốt lá. Nếu thời tiết lạnh, 98win Vin người trồng đào phải tuốt lá sớm hơn, d oán xs thn tài min trung còn thời tiết nắng sẽ tuốt lá đào muộn để tránh đào nở sớm - Ảnh: LÊ MINH
Cây đào phai từ khi ươm mầm cho đến lúc bán ra thị trường khoảng 2-3 năm tuổi. Nghề trồng đào dù không vất vả và không bỏ ra nhiều chi phí như trồng nhiều loại cây cảnh khác, song người trồng nếu thiếu kinh nghiệm hoặc bị ảnh hưởng bởi thời tiết có thể thất thu bởi đào nở quá sớm hoặc quá muộn dịp Tết, thì giá trị cây đào sẽ giảm nhiều - Ảnh: LÊ MINH
Hai ngày nay, ông Trần Văn Hòa (ngụ thôn Kim Sơn) cũng đang huy động người thân đến vườn đào của gia đình để tuốt lá. Vườn đào của gia đình ông khoảng 4 sào với 300 gốc đào. Trước đây, khu vườn này được gia đình ông Hòa trồng cây keo thương phẩm, tuy nhiên thời gian trồng keo kéo dài từ 6-7 năm mới thu hoạch và lợi nhuận không cao, nên gia đình ông chuyển sang trồng đào - Ảnh: LÊ MINH
"Cây đào 2 năm tuổi thì cho thu hoạch, nếu đào đã đủ tuổi mà chưa xuất bán hết thì có thể để lại chăm sóc trong các năm tiếp theo. Cây đào phai bán ra thị trường có nhiều mức giá khác nhau, tùy vào thế cây đào và tỉ lệ đào nở hoa. Hằng năm gần dịp Tết Nguyên đán, các thương lái tìm đến tận vườn đào mua hoặc gia đình tôi chở đào đến các khu dân cư bán cho khách" - ông Hòa chia sẻ - Ảnh: LÊ MINH
Theo người dân, cây đào phai năm nay dự kiến bán ra thị trường có giá dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/cây. Đối với cây đào thế đẹp nhiều hoa có thể mỗi cây giá trị cả triệu đồng. Ngoài ra, đào bán tại vườn sẽ thấp vài chục ngàn so cây đào được chủ vườn vận chuyển đến các chợ để bán - Ảnh: LÊ MINH
Thoát nghèo nhờ trồng đào phaiÔng Trần Bá Hoành - chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn - cho biết nghề trồng đào phai ở địa phương có khoảng 30 năm nay. Hiện toàn xã có 600 hộ dân trồng đào với diện tích 112ha, trong đó có khoảng 300 hộ dân trồng đào với số lượng lớn. Năm nay dự kiến khoảng 70% diện tích đào đã đủ tuổi để cung ứng ra thị trường.
Trước đây khi người dân chưa trồng cây đào, diện tích đất kể trên chủ yếu được trồng chè, keo, tuy nhiên sau khi một số người dân trồng thử nghiệm cây đào đem lại kinh tế cao, nên diện tích và quy mô được mở rộng như ngày nay. Chỉ tính riêng năm 2023, nghề trồng đào đã đem lại thu nhập cho người dân địa phương khoảng 10 tỉ đồng.
Cũng theo ông Hoành, nghề trồng đào không những góp phần phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương, giúp nhiều gia đình thoát nghèo mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân các địa phương khác đến hành nghề tuốt lá đào thuê.