Đề xuất doanh nghiệp nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, chứng khoán
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh - Ảnh: GIA HÂN
Sáng 23-11, Phó thủ tướng Lê Thành Long đã trình Quốc hội dự Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Không quy định nội dung, cơ chế chi trả tiền lương tại doanh nghiệpTheo Phó thủ tướng, dự luật đã bám sát vào mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa nội dung các nhóm chính sách khi đề nghị xây dựng.
Trong đó, Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền về công tác nhân sự, chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hằng năm và phân phối lợi nhuận theo thẩm quyền nhà đầu tư vốn tại doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, thứ tự phân phối lợi nhuận sau thuế, Chính phủ đề xuất trích không quá 50% vào quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp, việc quản lý và sử dụng quỹ đầu tư phát triển để tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Phần còn lại sau khi sử dụng, trích lập các quỹ theo quy định, doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.
Theo phương án này, ước tính số nộp ngân sách nhà nước từ nguồn lợi nhuận, cổ tức được chia sẽ giảm khoảng 19.847 tỉ đồng/năm, doanh nghiệp được sử dụng nguồn này theo quy định của Chính phủ.
Phó chủ tịch Quốc hội: Cái gì doanh nghiệp cũng phải đi xin, D oán XSMN th t làm thủ tục thì mất hết thời cơ, cách tính l theo ng hành cơ hộiĐỌC NGAYTheo số quyết toán thu ngân sách nhà nước năm 2021 đã được Quốc hội phê chuẩn với tổng số nộp ngân sách từ cổ tức, bc nh l min bc hm nay lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp là 69.463 tỉ đồng.
Đối với cơ chế chi tiền lương, tiền thưởng của người lao động tại doanh nghiệp, người do cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn cử, giới thiệu, thuê làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp khi đề xuất xây dựng luật xác định bổ sung nội dung chi này theo đúng tinh thần nghị quyết 27.
Tiếp thu ý kiến tham gia, dự luật không quy định nội dung, cơ chế chi trả tiền lương tại doanh nghiệp.
Sử dụng từ nguồn lợi nhuận sau thuế để chi trả tiền lương, tiền thưởng của người do cơ quan đại diện chủ sở hữu cử làm việc tại doanh nghiệp, khoản chi này do doanh nghiệp chi trả và thực hiện hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
Các hình thức doanh nghiệp nhà nước được đầu tưMột trong những nội dung lớn tại dự luật là điều cấm và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Theo dự luật, doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức:
Bổ sung vốn vào doanh nghiệp; đầu tư vốn, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh và đầu tư vốn thông qua dự án đầu tư.
Dự luật cũng quy định rõ các trường hợp doanh nghiệp không được đầu tư vốn. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước không được rót vốn vào bất động sản, trừ doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản.
Cùng với đó, cũng không được đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Trừ doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhận định, dự thảo luật quy định các trường hợp doanh nghiệp không được đầu tư vốn "khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp trên cơ sở nhiệm vụ được giao, ngành, nghề kinh doanh chính".
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng quy định không được đầu tư vốn vào một số lĩnh vực là hạn chế quyền của doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi, lĩnh vực đầu tư và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Quy định như dự luật cũng chưa bao gồm trường hợp ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Để bảo đảm bao quát, cơ quan thẩm tra đề nghị rà soát, bổ sung quy định trong dự thảo luật.
Về hình thức đầu tư của doanh nghiệp, theo Ủy ban Tài chính, Ngân sách, dự luật chưa bao quát hết các hình thức đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, chưa phân biệt giữa đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài.
Điều này có thể dẫn đến khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện.