Quốc hội giao Chính phủ ngăn chặn tình trạng thao túng, tạo sốt giá bất động sản
Quang cảnh phiên họp chiều 23-11 - Ảnh: GIA HÂN
Chiều 23-11, với 421/423 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, 1 đại biểu không tán thành, 1 đại biểu không biểu quyết, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Giám sát của Quốc hội: Giá bất động sản tăng vọt so với thu nhập đa số người dânGiám sát Quốc hội: Phải vay vốn thương mại làm dự án, giá bán nhà ở xã hội caoGiám sát đến cùng việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hộiNguồn cung giảm, giá bất động sản tăng gấp nhiều lầnNghị quyết đánh giá giai đoạn 2015 - 2021, thị trường bất động sản phát triển sôi động nhưng cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý, mất cân đối cung - cầu.
Nguồn cung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và cho mục tiêu đầu tư tài chính, thiếu sản phẩm nhà ở phù hợp khả năng chi trả của đa số người dân.
Một số dự án gặp vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân.
Cuối giai đoạn này, các loại hình bất động sản du lịch, lưu trú gặp vướng mắc pháp lý, một phần do chưa có quy định điều chỉnh rõ ràng, cụ thể, một phần do việc thực hiện pháp luật còn nhiều hạn chế.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng thị trường bất động sản.
Giai đoạn 2022 - 2023, thị trường bất động sản suy giảm, nguồn cung giảm mạnh so với giai đoạn trước. Trong khi đó, giá bất động sản tăng cao gấp nhiều lần so với mức tăng thu nhập trung bình của đa số người dân.
Số lượng lớn dự án bất động sản nhà ở gặp vướng mắc, cp l gan min bc chậm tiến độ, 98win Vin chậm triển khai, d oán xs thn tài min trung bị đình trệ, gây lãng phí về đất đai và nguồn vốn, làm gia tăng chi phí cho chủ đầu tư, tăng giá bán sản phẩm.
Bất động sản du lịch, lưu trú gần như “đóng băng”, tiếp tục gặp vướng mắc về pháp lý.
Xử lý dứt điểm các dự án gặp khó khănQuốc hội giao Chính phủ có giải pháp căn cơ đưa giá bất động sản về đúng giá trị, tăng nguồn cung sản phẩm nhà ở hợp túi tiền - Ảnh: T.T.D
Về dài hạn, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chủ động theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản, tăng cường việc nghiên cứu, phân tích, dự báo để kịp thời có biện pháp điều tiết, lành mạnh hóa thị trường.
Trong đó, tôn trọng quy luật thị trường, bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững, ngăn chặn tình trạng thị trường phát triển nóng hoặc đóng băng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của nền kinh tế, gây hệ lụy về mặt xã hội.
Có biện pháp điều tiết để đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường bất động sản, hài hòa giữa cung và cầu, tăng nguồn cung bất động sản phù hợp với thu nhập của đa số người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, bảo đảm an sinh xã hội.
Có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn việc thao túng, sử dụng các phiên đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích tạo sốt giá đất.
Trước mắt, Quốc hội giao Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương hoàn thành việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.
Giải pháp giải quyết dựa trên việc xem xét toàn diện các yếu tố thực tiễn khách quan, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đánh giá đầy đủ lợi ích - chi phí và tính khả thi của phương án giải quyết để bảo đảm quyền lợi chính đáng của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp.
Cùng với đó vì lợi ích chung, tổng thể, giải phóng nguồn lực cho thị trường bất động sản, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự; làm rõ nội hàm không hợp thức hóa các vi phạm.
Giải quyết dứt điểm những dự án thuộc phạm vi xử lý theo thẩm quyền hoặc đã được phân cấp, giao quyền cho Chính phủ, bộ, ngành, địa phương.
Tiếp tục rà soát các dự án khác có khó khăn, vướng mắc pháp lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc rà soát đến hoạt động kinh doanh bình thường, liên tục và lợi ích chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp, người dân.
Phân loại, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm, đề xuất cơ chế giải quyết phù hợp để báo cấp có thẩm quyền.