Bỏ mỏ gần, lấy mỏ xa có thể lãng phí 76 tỉ đồng ở dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
Dự án thành phần 3 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột sẽ lãng phí hơn 76 tỉ đồng tiền vận chuyển đá vì "bỏ mỏ gần, lấy mỏ xa" - Ảnh: TRUNG TÂN
Ngày 23-11, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã có quyết định điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Krông Pắk để tránh lãng phí tiền vận chuyển trên dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.
Mỏ gần cao tốc thừa trữ lượng nhưng lại quy hoạch mỏ cấp xa, gây tốn kém tiền vận chuyểnTrước đó, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo đề nghị giải quyết một số bất cập của dự án thành phần 3 để tránh lãng phí tiền vận chuyển vật liệu xây dựng cho các nhà thầu, ngân sách.
Theo Công an tỉnh, để có nguồn vật liệu (đất, đá, cát) phục vụ dự án cao tốc, UBND tỉnh Đắk Lắk đã cấp 7 giấy xác nhận theo cơ chế đặc thù các mỏ vật liệu xây dựng cho dự án thành phần 2 (gần 37km, 10.437 tỉ đồng) do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư và thành phần 3 (hơn 48km, 6.165 tỉ đồng) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn (gọi tắt là Ban A) tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.
Trong đó, tỉnh cấp cho Công ty cổ phần Xây dựng Tân Nam (Công ty Tân Nam) mỏ đá đặc thù tại thôn 10 ở xã Cư Yang (huyện Ea Kar, Đắk Lắk) để doanh nghiệp thực hiện 2 gói thầu ở 2 dự án thành phần 2 và thành phần 3. Trên thực tế, gói thầu của doanh nghiệp này và nhà thầu phụ nếu lấy ở mỏ Cư Yang cách khoảng 45km, lãng phí hàng chục tỉ đồng tiền vận chuyển.
Mỏ đá xã Hòa Tiến đã được xác nhận hơn 3ha, nhưng thực tế chưa khai thác được bao nhiêu - Ảnh: TRUNG TÂN
Trong khi đó, mỏ đá tại xã Hòa Tiến (13,96ha, trữ lượng khoảng 1,85 triệu m3, huyện Krông Pắk) đã được quy hoạch mỏ đặc thù phục vụ cao tốc chỉ cách công trường của Công ty Tân Nam chưa tới 7km lại chưa được khai thác.
bc nh l min bc hm nay lấy mỏ xa' - Ảnh 3." title="" loading="lazy" width="100%" height="auto">Thủ tướng kiểm tra tiến độ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma ThuộtĐỌC NGAYCông an tỉnh Đắk Lắk dẫn chứng nếu Công ty Tân Nam (nhu cầu hơn 397.000m3 đá) lấy ở mỏ Cư Yang về các gói thầu với khoảng cách 45, 123win city6km thì mất hơn 64, c phá4 tỉ đồng tiền vận chuyển. Còn nếu lấy đá ở mỏ Hòa Tiến chỉ 7,4km sẽ tiết kiệm hơn 43 tỉ đồng.
Tương tự, Công ty An Nguyên lấy hơn 276.000m3 đá ở mỏ Minh Sáng (huyện Cư Kuin) có cự ly hơn 22,5km thì tốn gần 24,5 tỉ đồng tiền vận chuyển, còn nếu lấy ở mỏ Hòa Tiến chỉ mất 12,28 tỉ đồng, giảm một nửa chi phí.
Còn Công ty TNHH Xây dựng cầu đường Hoàng Nam (nhà thầu phụ của Công ty Tân Nam - PV) lấy hơn 146.900m3 đá ở mỏ xã Cư Yang (khoảng 50,6km) mất hơn 21 tỉ đồng, trong khi mỏ Hòa Tiến cự ly chỉ 2km, chỉ mất hơn 1 tỉ đồng chi phí vận chuyển…
Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, so với nhu cầu đá đăng ký của 4 nhà thầu (Công ty xây dựng số 1, Công ty TNHH Xây dựng An Nguyên, Công ty Tân Nam, Công ty Hoàng Nam) với tổng khối lượng hơn 782.000m3 đá, nếu lấy ở mỏ đá Hòa Tiến sẽ giảm tổng cộng hơn 76 tỉ đồng tiền vận chuyển.
Ngoài đá thì đất đắp cũng là bài toán mà dự án cao tốc phải giải quyết, để đạt tiến độ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ - Ảnh: TRUNG TÂN
Ngoài ra, theo Công an tỉnh Đắk Lắk, mỏ đá Hòa Tiến được quy hoạch hơn 13ha, trữ lượng hơn 1,8 triệu m3, tức còn dư hơn 1 triệu m3 đá so với đăng ký hiện tại. Trong khi các nhà thầu lại phải "cõng" đá thêm hàng chục cây số đường vận hành gây tốn kém, lãng phí kép.
Điều chỉnh để đảm bảo tiến độ, tránh lãng phíNói về nguyên nhân "bỏ mỏ gần, lấy mỏ xa", lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk cho biết toàn bộ mỏ đá xã Hòa Tiến đã được Ban A bổ sung vào hồ sơ báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế kỹ thuật để phục vụ dự án thành phần 3 vào tháng 1-2024.
Còn một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết trước đây tỉnh cấp xác nhận mỏ đá theo cơ đặc thù cho Công ty Tân Nam tại thôn 10 (xã Cư Yang, huyện Ea Kar), vì doanh nghiệp thi công 2 gói thầu tại cả dự án thành phần 2 và thành phần 3.
Tuy nhiên, gói thầu tại dự án thành phần 2 của Công ty Tân Nam gần mỏ đá Cư Yang nhưng gói thầu của công ty này và nhà thầu phụ là Công ty Hoàng Nam tại dự án thành phần 3 lại gần với mỏ Hòa Tiến (chưa được khai thác).
Cũng theo lãnh đạo này, do việc quy hoạch mỏ đá liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện nên cần có thời gian để điều chỉnh nhằm tránh lãng phí cho nhà thầu nhưng cũng phải đúng quy định.
Vận chuyển đất, đá thi công trên dự án thành phần 3 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột - Ảnh: TRUNG TÂN
Mới đây, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định điều chỉnh danh mục công trình dự án mỏ vật liệu phục vụ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột tại xã Hòa Tiến, điều chỉnh từ loại đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm thành loại đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản trên diện tích 13,52ha tại mỏ đá này.
"Sau khi các thủ tục cấp phép hoàn thành, các nhà thầu sẽ được điều chỉnh đăng ký để lấy đá ở mỏ Hòa Tiến, tránh lãng phí", vị này nói.