Xây cầu cạn cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long là phương án vượt trội?
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đoạn qua tỉnh Long An được làm cầu cạn - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, một doanh nghiệp vừa đề xuất Thủ tướng cho làm cầu cạn cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long, với suất đầu tư khoảng 12 triệu đồng/m² đường cao tốc.
Đề xuất này nhận được nhiều ủng hộ của bạn đọc Tuổi Trẻ Online.
Tiết kiệm cát, không ảnh hưởng đến dòng chảyTheo bạn đọc Nguyen Hung Pham: "Đây là phương pháp xây dựng đường cao tốc tốt nhất, rẻ nhất, tiết kiệm được tài nguyên đất 50% nếu chúng ta xây dựng đường hai tầng. Đường hoàn toàn không bị ảnh hưởng mưa, lũ".
Đề xuất Thủ tướng cho làm cầu cạn cao tốc sau thử nghiệm thành công ở khu phi thuế quan Xuân CầuSân bay Long Thành phải chờ đường: Bạn đọc nêu rất nhiều giải pháp tháo gỡDừng xe trên cao tốc cãi tay đôi, cả gia đình ăn tối: Đừng xem cao tốc như đường làngTài khoản pnth****@gmail.com cho rằng: "Làm cầu cạn với các tuyến cao tốc ở miền Tây tuy chi phí ban đầu cao hơn nhưng về lâu dài cầu cạn có rất nhiều ưu điểm.
Đó là độ bền cao, tiết kiệm được nguồn cát đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy, sụt lún, sạt lở bờ sông. Đặc biệt là cầu cạn còn thoát lũ rất tốt".
"Miền Tây là vùng trũng đất thấp dễ ngập nước trong mùa mưa lũ, nên xây đường cao tốc trên cầu cạn là giải pháp tốt nhất" - bạn đọc nguy****@gmail.com đồng tình.
Tài khoản ngoc****@gmail.com đánh giá: "Phương án này phù hợp và khả thi khi chúng ta đang thiếu nguồn cát cần thiết. Đặc biệt đối với những khu vực có nền đất yếu như vùng Đồng bằng sông Cửu Long".
Bạn đọc levi****@gmail.com chia sẻ: "Ở Thái Lan, những nơi có nền đất yếu như Đồng bằng sông Cửu Long họ đã làm cầu cạn cho đường cao tốc hàng chục năm rồi".
Tham quan Thái Lan, bc nh l min bc hm nay bạn đọc anph****@gmail.com thấy nơi này xây dựng đường cao tốc trên cao dài hàng trăm cây số. Thiết kế giống như cầu cạn có móng cọc kiên cố thì sẽ sử dụng rất an toàn, 123win city lâu dài.
Bạn đọc Miền Tây đưa ra bốn lý do phải làm cầu cạn cao tốc: "Thứ nhất, c phá làm nhanh đưa đường cao tốc vào sử dụng. Thứ hai, không ngăn dòng nước, không cản phù sa bồi đắp đồng ruộng. Thứ ba, thoát lũ. Thứ tư, không lấy cát gây sạt lở lòng sông, bờ sông.
Nói là tăng chi phí nhưng thật ra làm cầu cạn là giảm chi phí vì giá cát bây giờ đã tăng nhiều do thiếu nguồn cung. Làm cầu cạn giải quyết được vấn đề đầu ra cho các công ty xi măng và sắt thép trong nước nữa".
Cần làm ngay cầu cạn qua vùng đất yếuTS Phạm Viết Thuận, Viện Kinh tế tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho rằng trong bối cảnh cả nước khan hiếm vật liệu đắp nền như hiện nay, giải pháp làm cầu cạn trên tuyến đường bộ qua những vùng đất yếu cần phải thực hiện ngay.
11 người chết trên cao tốc ở Bình Thuận chưa đầy 1 năm, đừng đổ lỗi cho đường sá nữaĐỌC NGAYTrên thực tế giải pháp này đã được triển khai tại một số đoạn tuyến cao tốc của nước ta.
Còn trên thế giới, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore... đã triển khai phương án này từ lâu.
Về ý kiến cho rằng suất đầu tư xây cầu cạn thường cao hơn so với phương án làm nền đường đắp truyền thống, TS Thuận nhấn mạnh cần đánh giá hiệu quả một cách toàn diện, bao gồm các lợi thế vượt trội của cầu cạn.
Không chỉ giảm nhu cầu khai thác cát, phương án này còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, kỹ thuật, giảm thiểu tác động môi trường, hạn chế chia cắt khu dân cư.
Đặc biệt, cầu cạn thể hiện ưu thế vượt trội ở những khu vực có địa hình phức tạp như ven sông hoặc vùng sườn núi.
Ngoài ra, quá trình thi công cầu cạn cũng dễ dàng khi sử dụng dầm Super T, giúp rút ngắn đáng kể thời gian xây dựng.
Trong khi đó, việc làm đường nền hạ qua vùng đất yếu thường phải có cát để xử lý gia tải từ 10-12 tháng, và chi phí bảo dưỡng sau khi hoàn thành tuyến đường cũng cao hơn.
TS Thuận cũng lưu ý rằng với công nghệ đúc dầm Super T hiện nay, việc đáp ứng tiến độ thi công các tuyến cao tốc đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với những năm trước.
Nhiều doanh nghiệp trong nước đã mạnh dạn đầu tư thiết bị lao dầm hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công các dự án.
Trên thực tế, tình trạng thiếu hụt cát thời gian qua đang ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các tuyến cao tốc, đặc biệt tại khu vực phía Nam, nơi đang triển khai hàng loạt dự án lớn.
"Do đó với các dự án mới, phương án làm cầu cạn sẽ là giải pháp hiệu quả khi đi qua các vùng đất yếu hoặc khu vực có cao độ thấp, cần khối lượng lớn vật liệu san lấp. Các đoạn còn lại trên tuyến có thể áp dụng nền hạ thông thường.
Để đảm bảo thành công khi triển khai phương án này, cần sự quyết tâm từ các cơ quan tham mưu, đồng thời tiến hành khảo sát, đánh giá địa hình toàn tuyến một cách kỹ lưỡng để lựa chọn phương án phù hợp", TS Thuận nói.