Dạy con làm bài tập về nhà, ông bố lên cơn đau tim suýt chết
Một ông bố Trung Quốc đối mặt với tình huống nguy hiểm đến tính mạng sau cuộc tranh cãi nảy lửa với con trai về bài tập về nhà - Ảnh: SCMP
Theo báo South China Morning Post ngày 17-12, ông Trương, 40 tuổi, Qqjili5. ngụ tỉnh Chiết Giang, Jili365 redeem code miền đông Trung Quốc,?? Betjili live bỗng thấy đau ngực và khó thở trong lúc đang hướng dẫn con trai làm bài tập về nhà.
Ông Trương nhanh chóng được đưa đến bệnh viện và được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp tính, Gogo JILI777 login sau đó buộc phải phẫu thuật bắc cầu động mạch khẩn cấp và may mắn được cứu sống.
Bác sĩ ở Bệnh viện Sir Run Run Shaw thuộc Trường Y khoa Đại học Chiết Giang cho biết cơn đau tim của ông là dấu hiệu sớm của bệnh động mạch vành, jili games casino vốn thường trở nên trầm trọng hơn khi bị căng thẳng tinh thần.
Được biết ông Trương thường xuyên giám sát bài vở của cậu con trai học cấp 2, cho con học các lớp luyện thi, đích thân đưa đón cậu và sắp xếp các buổi học thêm mỗi tối.
Bố mẹ dạy con học bài như đánh trậnMối quan hệ giữa hai cha con trở nên căng thẳng vì cậu con trai cảm thấy quá tải bởi áp lực học tập mà cha mình đặt ra.
Ông Trương không phải là trường hợp hiếm ở Trung Quốc. Nhiều phụ huynh ở nước này, đặc biệt là những người có con đang học trong môi trường giáo dục khắc nghiệt, phải chịu áp lực rất lớn trong việc theo dõi chuyện học của con cái.
Trước đó hồi tháng 2, một người cha ở Chiết Giang được chẩn đoán mắc bệnh viêm võng mạc trung tâm thanh dịch - một bệnh lý về mắt gây mờ và méo thị lực - sau khi quá kích động khi thúc giục con trai học lớp 3 hoàn thành bài tập về nhà.
Vào năm 2018, một người mẹ 33 tuổi ở tỉnh Giang Tô cũng bị đột quỵ sau khi nổi giận với con gái vì bé mất quá nhiều thời gian để làm bài tập trước giờ đi ngủ.
Việc các giáo viên “giao” trách nhiệm giám sát bài tập về nhà cho phụ huynh khiến nhiều cha mẹ Trung Quốc coi kết quả học tập của con cái là thước đo thành công của bản thân.
Áp lực học ngày một lớnTại quốc gia tỉ dân, cuộc cạnh tranh để vào các trường đại học hàng đầu ngày càng trở nên gay gắt, với hơn 13 triệu học sinh thi đại học trên toàn quốc trong năm nay. Áp lực này không chỉ tác động đến học sinh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ huynh.
Chuyên gia giáo dục Ling Zongwei khuyên các bậc phụ huynh nên kiểm soát cảm xúc để tạo ra một môi trường học tập lành mạnh hơn cho con cái, đồng thời khuyến khích trẻ tự chịu trách nhiệm với bài tập và kết quả học tập của mình để tránh khiến cả trẻ em lẫn phụ huynh kiệt sức.